Một kết quả nghiên cứu mới của Công ty tuyển dụng toàn cầu Hay PLC cho biết các nước phát triển trong đó có Canada, Nhật Bản, Mỹ, Đức và Thụy Điển, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt đội ngũ lao động lành nghề.
Báo cáo nhấn mạnh việc thiếu lao động lành nghề không trực tiếp liên quan đến tình hình kinh tế của bất kỳ nước nào, mà thường liên hệ chặt chẽ hơn với chính sách của chính phủ bên cạnh tính hiệu quả của các cơ sở giáo dục trong việc cung cấp những kỹ năng cần thiết cho sinh viên và mức độ hiệu quả đào tạo của chủ lao động đối với giới lao động. Hay PLC nhận định tình trạng này sẽ trầm trọng hơn khi kinh tế toàn cầu phục hồi.
Giám đốc điều hành của Hays PLC Alistair Cox cho rằng có nhiều mâu thuẫn trong hệ thống khi mà thị trường việc làm khởi sắc do kinh tế phục hồi nhưng các nước này lại không đủ lao động lành nghề trong các ngành thích hợp và vào đúng thời điểm.
Xếp thứ 9 trong danh sách về mức độ thiếu lao động lành nghề, xếp trên Nhật Bản, Mỹ, Đức, Thụy Điển và một số quốc gia khác, Canada bắt đầu có những dấu hiệu đáng lo ngại khi tồn tại khoảng cách giữa người lao động có nghề và các ngành đang "khát" lao động. Nhiều công việc đang thiếu lao động tại Canada liên quan đến ngành xây dựng đang bùng nổ. Trong khi đó, công nhân khai thác tài nguyên, kỹ sư và các nhà lập trình công nghệ di động là những vị trí mà thị trường việc làm tại Canada đang tìm kiếm.
Không chỉ vậy, một khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là do các tổ chức giáo dục Canada mất nhiều thời gian trong quá trình tái chuyển hướng các nguồn lực của họ sang đào tạo những ngành nghề có triển vọng, trong khi các quy định nhập cư của chính phủ lại dẫn tới tình trạng nhập cư ồ ạt những người không có nghề.
Theo ông Cox, các nước thành công nhất trong việc giải quyết vấn đề thiếu lao động là những quốc gia có các hệ thống di trú linh hoạt, nhằm vào những nghề cụ thể. Bên cạnh đó, chính sách nhập cư cần phân biệt giữa những lao động trình độ cao, với những lao động trình độ thấp hơn- tầng lớp thường trở thành gánh nặng cho nền kinh tế./.
(TTXVN)
Chi tiết tại: http://vieclamnhat.blogspot.com/
Đăng nhận xét